Notion

I. Thiếu máu

A. Tầm soát thiếu máu

  1. Học viện Nhi khoa Hoa kỳ (AAP) khuyến cáo nên ==sàng lọc trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi== và lặp lại sau 6 tháng
  2. Sàng lọc hàng năm ở trẻ nguy cơ cao : tiền căn sinh non hoặc sinh nhẹ cân, phơi nhiễm chì, bú mẹ hoàn toàn mà không bổ sung sắt sau 4 tháng tuổi, chế độ ăn không có ngũ cốc chứa sắt hoặc thực phẩm giàu sắt, các vấn đề về bú, tăng trưởng kém, dinh dưỡng không đầy đủ

B. Định nghĩa thiếu máu (Bảng 14.1)

  1. Thiếu máu được định nghĩa là sự giảm hemoglobin (Hb) dưới mức trung bình -2 SD theo tuổi
  2. Xem Bảng 14.11 về các chỉ số tế bào máu theo độ tuổi
  • Bảng 14.1. Các thông số huyết đồ bình thường theo tuổi

    Bảng 14.1. Các thông số huyết đồ theo tuổi

C. Nguyên nhân thiếu máu

  1. Xem Hình 14.12 để tiếp cận bệnh thiếu máu dựa trên tạo hồng cầu (RBC), được đo bằng số hồng cầu lưới và thể tích hồng cầu. Lưu ý, khoảng bình thường của Hb và MCV phụ thuộc vào độ tuổi
  • Hình 14.1. Tiếp cận thiếu máu

    • Hình 14.1. Tiếp cận thiếu máu
  1. Xem Bảng 14.2 và Bảng 14.3 để biết thêm chi tiết về thiếu máu do huyết tánkhông do huyết tán
  • Bảng 14.2. Thiếu máu không tán huyết
    image.png
  • Bảng 14.3. Thiếu máu tán huyết
    image.png

D. Đánh giá thiếu máu

1. Chỉ số có giá trị trong đánh giá thiếu máu

  1. Chỉ số Mentzer = MCV/RBC (1) Giá trị > 13 gợi ý thiếu máu thiếu sắt (2) Giá trị < 13 gợi ý thalassemia trait
  2. Chỉ số HC lưới = % HC lưới x HCT bệnh nhân/HCT bình thường theo tuổi (1) >2 cho thấy tăng sản xuất hồng cầu để đáp ứng với bệnh thiếu máu (2) <2 là bằng chứng của thiếu máu do giảm sản xuất

2. Các chỉ số và xét nghiệm hữu ích khác

  • a. Độ phân bố hồng cầu (RDW)

    1. Bình thường ủng hộ thalassemia nhưng cũng có thể tăng
    2. Tăng trong thiếu máu thiếu sắt và thiếu máu nguyên hồng cầu
  • b. Nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu (MCHC)

    1. Cho phép phân loại thiếu máu nhược sắt, bình sắc, hay ưu sắc
    2. MCHC thấp trong thiếu máu thiếu sắt và thalassemia
    3. MCHC tăng và HC hình cầu trong bệnh HC hình cầu di truyền và bệnh lý tán huyết ở trẻ sơ sinh
  • c. Ferritin huyết thanh

    1. Phản ánh tổng lượng sắt dự trữ của cơ thể sau 6 tháng tuổi
    2. Là giá trị giảm đầu tiên trong thiếu máu thiếu sắt sớm và tăng lên khi bị viêm hoặc nhiễm trùng
  • d. Coombs test

    1. Trực tiếp (direct antiglobulin testing [DAT]): phát hiện kháng thể/hợp chất gắn trên hồng cầu của bệnh nhân bằng cách trộn globulin kháng nhân không đặc hiệu đã chuẩn bị với mẫu máu của bệnh nhân. Ngưng kết hồng cầu = dương tính
    2. Gián tiếp (indirect antiglobulin testing): phát hiện kháng thể đối với kháng nguyên hồng cầu trong huyết tương của bệnh nhân bằng cách trộn thuốc thử hồng cầu với huyết thanh của bệnh nhân. Ngưng kết hồng cầu = dương tính
  • e. Điện di hemoglobin (Bảng 14.4, hình 14.2)

    1. Liên quan đến sự phân tách các biến thể Hb dựa trên điện tích và kích thước phân tử. Tất cả các chế phẩm hồng cầu hình liềm dương tính và xét nghiệm độ hòa tan đối với Hb hình liềm (ví dụ: Sickledex) đều phải được xác nhận bằng điện di hoặc tập trung đẳng điện (thành phần của sàng lọc trẻ sơ sinh bắt buộc ở nhiều tiểu bang)
    2. Xem Bảng 14.4 cho các mẫu điện di Hb ở trẻ sơ sinh
    3. Xem Hình 14.2 đối với những thay đổi trong polypeptide Hb theo thời gian ở thai nhi/trẻ sơ sinh bình thường
    • Bảng 14.4. Các kiểu hình điện di hemoglobin ở trẻ sơ sinh
      image.png
    • Hình 14.2. Các mẫu điện di hemoglobin ở trẻ sơ sinh
      image.png
  • f. Diễn giải phết máu (Hình 14.1-14.12)

    1. Thể Howell-Jolly = Suy giảm chức năng lách, sau cắt lách
    2. Tế bào hình bia (Target cell) = Bệnh lý hemoglobin (HbSS, HbSC, HbC, thalassemia), bệnh gan, sau cắt lách
    3. Tế bào Bite, thể Heinz = Thiếu hụt G6PD (trong quá trình tán huyết)
    4. Sự tạo hạt độc của bạch cầu trung tính, bands, tế bào lympho không điển hình = Nhiễm trùng
    5. HC biến dạng hình bút chì = thiếu máu thiếu sắt, thalassemia
    6. Các chấm ưa kiềm = Ngộ độc chì, thiếu máu nguyên hồng cầu
    7. Thể Pappenheimer = Thiếu máu nguyên bào hồng cầu
    8. Hypersegmented neutrophils (BCTT phân đoạn quá mức) = Thiếu hụt vitamin B12, folate
    9. Tế bào Blast = Bệnh bạch cầu, lymphoma
    10. Mảnh vỡ hồng cầu = Thiếu máu tan huyết vi mạch (MAHA), bỏng, tan máu van tim
    11. Hồng cầu hình cầu = Thiếu máu tán huyết tự miễn, hồng cầu hình cầu di truyền, bất đồng ABO/tán huyết ở trẻ sơ sinh
    12. Hồng cầu hình elip = Hồng cầu hình elip di truyền, TMTS nặng
    13. Hồng cầu hình giọt nước = Xơ tủy (và các bệnh thâm nhiễm tủy xương khác), thalassemia
    14. Echinocyte (burr cell) = tăng ure huyết, thiếu hụt pyruvate kinase, Frequent artifact finding
    15. Acanthocytes (spur cells) = bệnh gan, abetalipoproteinemia, suy giáp, thiếu vitamin E, suy dinh dưỡng nặng
    • Xem hình 14.1-14.12 về ví dụ mẫu phết máu ngoại biên

      • Hình 14.1. Phết máu bình thường
      • Hình 14.2. Thiếu sắt
      • Hình 14.3. HC hình cầu
      • Hình 14.4. HC có chấm ưa kiềm
      • Hình 14.5. Hồng cầu hình liềm
      • Hình 14.6. Bệnh hemoglobin C hình liềm
      • Hình 14.7. Thiếu máu tán huyết vi mạch
      • Hình 14.8. Hạt nhiễm độc
      • Hình 14.9. Thể Howell-Jolly
      • Hình 14.10. Tế bào blast
      • Hình 14.11. Polychromatophilia
      • Hình 14.12. Sốt rét

E. Xử trí thiếu máu

II. Đa hồng cầu

III. Giảm bạch cầu trung tính

IV. Tăng bạch cầu

V. Giảm tiểu cầu và rối loạn chức năng tiểu cầu

VI. Tăng tiểu cầu

VII. Đông máu

VIII. Thay thế thành phần máu

IX. Tài liệu tham khảo bổ trợ

X. Nội dung trực tuyến

1

ad

adada

dâd

ad


    • Bảng 14.1. Các thông số huyết đồ bình thường theo tuổi

    Bảng 14.1. Các thông số huyết đồ theo tuổi

    • Hình 14.1. Tiếp cận thiếu máu

    • Hình 14.1. Tiếp cận thiếu máu

    Reply

    Welcome to here!

    Here we can learn from each other how to use SiYuan, give feedback and suggestions, and build SiYuan together.

    Signup About
    Please input reply content ...